Translate

Giới Thiệu Về Công Ty Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn - VPĐD

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Dinh 1 (Dinh Tổng Thống Chế Độ Sài Gòn):

Theo con đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rẽ phải đi trên con dường rợp bóng thông mát rượi nay là đường Hùng Vương, du khách sẽ đặt chân đến Dinh 1. Nơi đây trước kia từng là “Tổng Hành Dinh” của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nam 1950, sau khi ký Dụ số 06 và Sắc Lệnh 03 QT/TD thiết lập “Hoàng Triều Cương Thổ”, Bảo Đại (BĐ) quyết định bỏ ra 500.000đ tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự này của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm bố trí nơi làm việc cho các quan trong triều Nguyễn ở Đà Lạt.
Trước đó, Nhật đảo chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật đã được lính Nhật đào từ phía Dinh 1 thông ra đến tận Dinh 2 (Dinh Toàn quyền) dài gần 3,4km, băng qua Sở điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26…nằm trên đường Paul Doummer (nay là đường Trần Hưng Đạo)  nhằm bắt sống các quan Tây trong dinh và các villa. Không biết lính Nhật đào tự bao giờ và đưa đất đá đi đâu, nên khi biến cố “đảo chính” xảy ra thì các quan chức người Pháp ở đây đã hoàn toàn bất ngờ và phải đầu hàng vô điểu kiện!
Ông Nguyễn Đức Hòa – một hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời nguyên thủ quốc gia chế độ sài gòn hiện còn sống ở Đà Lạt cho biết, khi về Dinh này, ông và mộ số phục vụ bên cạnh cựu hoàng Bảo Đại mới phát hiện ra đường hầm bí mật nói trên. Song, Bảo Đại căn dặn “Tuyệt đối không được hé răng”
Năm 1956, Ngô Đình Diệm “hất cẳng” Bảo Đại để lên làm tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Ngay lập tức việc tịch thu tài sản của Bảo Đại vả các Hoàng thân, quốc thích được  tiến hành khẩn trương. Đến cuối năm 1958, việc “thay ngôi đổi chủ” mới xong về cơ bản. Dinh dành riêng cho Tổng thống là Dinh 1, Dinh 2 trước đây toàn quyền Decoux dùng làm “Dinh thự mùa hè” được giao cho vợ chồng “cố vấn” Ngô Đình Nhu, còn Dinh 3 – Biệt Điện Bảo Đại thì dành cho các cơ quan khách cấp cao của Ngô Đình Diệm mỗi khi có dịp đến thăm và làm việc tại Đà Lạt.
Khi ấy ông Nguyễn Đức Hòa được Ngô Đình Diệm điểu về phục vụ tại Dinh 1 nên đã có điểu kiện biết rõ từng ngóc ngách trong đường hầm bí mật này.
Sau khi Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm hoảng quá và cũng để phòng xa liền cho gọi nhà thầu Phan Xứng đến ra lệnh đổ bê tông xây dựng lại đường hầm bí mật thật kiên cố để ông có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra bất trắc. Đường hầm bí mật được xây dựng từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách rồi đi ra đến tận sân sau, để đến bãi đáp trực thăng. Đường hầm nằm sâu dưới lòng đất gần 10m nên xem ra khá an toàn. Để xây dựng đường hầm này người ta đã huy động trên 20 thợ sắt, thợ hồ lành nghề đến ăn ở và làm việc tại chỗ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và công việc kéo dài ròng rã gần 2 năm mới xong. Năm 1960, chẳng may một số nơi trong đường hẩm rạn nứt nên phải đào lên làm lại.
Nhằm đảm bảo “tuyệt mật” Ngô Đình Diệm đã cho xây cửa vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ của ông ta. Phía trước ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đây nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu đi từ phía toilette thì chỉ cần đây êm bức vách là có thể bước ngay vào miệng đường hầm bí mật.
Ngô Đình Diệm thường xuyên dặn dò cụ Nguyễn Đức Hòa, người biết rõ nhất rằng:”Muốn còn chỗ đội nón thì phải 3 không: không nghe, không thấy, không biết!”. Cứ mỗi lần nhận điện:”Sắp lên” thì cụ Hòa phải hì hục lau dọn đường hầm suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến Dinh thì công việc đầu tiên của NĐD là xuống kiểm tra an toàn đường hầm hầm bí mật. Phía dưới đường hầm được chia làm 2 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc cho tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bào vệ. Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn bộ được điều khiển tự động.
Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, những người thợ lành nghề không còn thấy trở về với gia đình nữa! nhiều người cho rằng họ bị “thủ tiêu bí mật” để đảm bảo an toàn cho Tổng thống (?!)
Sau năm 1975, một số đoạn của đường hầm kéo dài từ Dinh 1 đến các biệt thự và Dinh 2 (Dinh Toàn Quyền Decoux) bị sập.
Những năm gần đây Dinh 1 được đưa vào liên doanh với nước ngoài do công ty DRI quản lý. Vừa qua đơn vị này đã cho mở cửa Dinh 1 để đón du khách trong và ngoài nước vào tham quan nhằm có thể hiểu biết thêm về quá khứ đã lùi sâu vào dĩ vãng.