Km 136: Nông trường trồng trà
TRÀ LÂM ĐỒNG
Trà có ở Việt Nam lâu đời. Được trồng thành đồn điền 1877.
Tỉnh Lâm Đồng trồng Trà từ thời Pháp thuộc, năm 1930 một rung tâm nghiên cứu nông học được thành lập ở Bảo Lộc, nghiên cứu các giống Trà phục vụ cho việc phát triển các đồn điền. Sau năm 1954 bên cạnh những đồn điền càfê rộng lớn cùa Pháp còn có các đồn điền nhỏ của người dân di cư từ Miền Bắc. Ơ Pleiku và Kom Tum các đồn điền Trà quan trọng là Catecka và Pit.
Ở Bảo Lộc, Di Linh giống Trà Shan được trồng nhiều. Đây là giống trà lá nhỏ, thường được gọi là “ Bạch mao trà”, được chế biến thành loại trà xanh mà người Việt rất yêu thích. Ngoài ra còn có Trà Assam, chế biến thành loại Trà Đen để xuất khẩu trung bình 1 ha trà thu hoạch chế biến khoảng 800 kg trà thô, trung bình 1 tháng người ta thu hoạch khoảng 2 lần và khai thác khoảng 20-25 năm phá bỏ, trồng mới. Trong cây trà người ta phân tích là có 13 chất với 120 hoạt tính khác nhau trong đó quan trọng nhất là Tanin và Cafein, hai chất này gíup người uống trà tiêu hoá dễ dàng kích thích thần kinh.
Chế biến và phân loại Trà:
Trà đọt hay trà Móc Câu, đây là búp trà sau khi sấy có dạng như móc câu. Nếu là giống trà Shan sau khi sấy xong bên ngoài đọt trà có một lớp lông trắng mờ, mà người ta gọi là trà Bạch Mao.
Trà Lá hay Trà Buồm có giá trị thấp sử dụng đại trà
Diện tích cả nước hiện nay là 160000 ha Lâm Đồng 16000ha, Bảo Lộc 10000 ha. Năng suất 18-20 tấn lá/năm/ha.
Cây trà có tên khoa học là Camelia Sinencis, thuộc họ Theacae. Ở Việt Nam, tuỳ từng địa phương gọi tên loại nông sản này là "trà" hoặc "chè". Trà có hoa trắng, lá xanh tốt quanh năm. Thân cây trà mọc hoang có chiều cao từ 5 - 10m; nhưng trong đồn điền, người ta cắt xén cho thân cây trà cao khoảng 50 - 120cm, để người nông dân dễ dàng hái lá và nụ khi thu hoạch. Người ta thường cắt ngang thân những cây già để chồi mới được phát triển; phương pháp này giúp cho cây trà đạt đến tuổi thọ 100 năm là bình thường.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, người ta đã tìm thấy dấu tích cùa lá và cây trà hoá thạc ở đất tổ Hùng vương thuộc tỉnh Phú Thọ. Người ta còn đặt vấn đề, cây trà đã có từ thời đồ đa thuộc Văn Hoá Hoà Bình. hiện nay ở vùng suối Giàng thuộc tỉnh Yên Bái, nơi có độ cao khoàng 1.000m so với mực nước biển có một rừng trà hoang với khoảng 40.000 cây trà dại, trong đó có một cây trà cổ thụ mà ba người ôm không hết. Như vậy có thể nói, Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây trà trên thế giới và kết luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã khẳng định điều này.
Hạt trà được ươm sáu tháng có rễ chuột (rễ chính), thân dài khoảng 30cm sẽ được nhổ lên cắt lông tơ và một phần nhỏ của của đuôi chuột. Sau đó, dùng nọc xoi vào đất và đặt cây trà vào, chèn đất thật chặt. Sau 3 năm, trà có thể được thu hoạch. Hiện nay, người ta có thể chiết cành giâm vào bầu đất, chờ đến khi phát triển thành cây thì mang đi trồng và có thể là thu hoạch sản phẩm sau 2 năm; kỹ thuật này có ưu thế là xác định được giống trà một cách rõ ràn. Thời gian khai thác cây trà dài hay ngắn tuỳ thuộc vào phương pháp chăm sóc và tưới bón của nhà nông, có thể kéo dài đến 100 năm.
Vào mùa nắng, cần phải giữ độ ẩm cho cây trà bằng cách tưới nước thường xuyên. Người ta thường dùng phương pháp tưới phun. Tuy kỹ thuật của mỗi nhà nông và vùng đất mà bón phân thích hợp cho cây trà. Thường xuyên cắt tỉa, để thân cây trà vừa tầm tay người thu hoạch. Để bào quả tốt vườn trà, các cây trà bị sâu cần phải được nhổ bỏ ngay, vì cây trà kỵ thuốc trừ sâu rầy. Mỗi tháng, thu hoạch trà từ 3 - 4 lần. Việc hái trà cũng rất quan trọng và được quy định rõ ràng, trà xanh đc ngắt hai lá, trà Ô Long được ngắt ba lá to và búp...
Trà xanh là loại trà không ủ lên men, phân biệt với trà đen, có hương tự nhiên, không ướp hoá chất hoặc bất kỳ hương liệu nào. Trà được rang trong chảo bằng gang. Lá trà được cuộn bằng tay hoặc bằg máy rồi đem rang một lần nữa. Trà xanh được ướp hương như hoa sen, lài, cúc, sói, ngâu...được gọi là trà xanh hương lài, trà xanh hương sen...Đặc biệt trà hương sen là loại trà quý chỉ dùng để tiếp đãi khách tri ân hoặc làm quà biếu.
Trà đen là loại trà được ủ cho lên men. Chế biến trà đen phức tạp hơn trà xanh Sau khi thu hoạch từ vườn về, trà phải được xử lý ngay trong ngày, không để qua đêm bằng cách xào, luộc, hấp trong khoảng 24h. Sau đó, trà được cuộn bằng tay hoặc đưa vào máy se lại. Tiếp tục ủ men ấm trong 3 - 5h rồi đêm sấy khô. Đó là những khâu sơ chế. Sau khi tinh chế, trà được đem phân thành nhiều loại.
Có rất nhiều loại trà như trà lá, trà búp, trà xanh, trà đen, trà hạt, trà bột, trà cám, trà mộc hay trà ướp hoa...nếu không phải là người sành điệu cũng không dễ dàng phân biệt. Ngày nay, người ta thường uống trà xanh là lá trà tươi được rửa sạch rồi đem hãm trong nước sôi. Nước có màu vàng xanh, mùi thơm dịu. Loãi trà này, khi uống có kèm theo phông kẹo đậu phộng là ngon tuyệt.
Loại trà xanh được sơ chế bằng phương pháp thủ công rất được người Việt Nam ưa dùng và thường được gọi là trà móc câu. Trà móc câu là trà búp non, cánh săn và nhỏ, có dáng cong như hình chiếc móc câu. Nhưng cũng có người gọi là trà "mốc cau" với lý luận là trà tròn cánh, có mốc trắng như mốc cay cau.
Trà, dù được chế biến hay uống bằng cách nào vẫn thể hiện một thứ đạo, đó là "đạo trà" và nghệ thuật thưởng trà là một trong nghệ thuật ẩm thuỷ hàng đầu của người Đông Nam Á. tục uống trà ở Việt Nam đã có từ lâu và rất phong phú, từ cách uống cầu kỳ, cổ xưa cho đến cách uống bình dân hay hiện đại.
Một bộ đồ uống trà có bốn chén quân và một chén tống để chuyển trà. Trong đạo trà Việt Nam rất trân trọng cách dâng mời trà. Dâng trà là một cách thể hiệnvăn hoá biểu hiện sự lễ độ hay lòng mến khách. Dâng trà đúng cách là ngón tay giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ lấy miệng chén, gọi là "Tam long giá ngọc". Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Cầm chén trà uống phải quay lòng bàn tay vào trong, đưa chén trà lên mũi để thưởng thức hương vị của trà. Người uống trà thường mím miệng nuốt nhẹ để hương trà thoát ra đường mũi và đọng nơi cổ họng và để từ từ cảm nhận hương và vị của trà.
Ngày xưa, muốn uống trà ngũ vị phải dùng chiếc khay có năm ô trũng đựng năm loại hia, úp năm chiếc cốc sạch lên năm ô trũng của khay và đặt lên bếp lửa. Một lúc sau nhấc cốc ra, cốc sẽ đượm mùi hương thơm chả mỗi loại hoa trên khay. Khi rót trà vào cốc, mỗi cốc trà sẽ có mùi hương đặc trưng của từng loài hoa. Khách tuần tự thưởng thức được cả năm loại trà với năm mùi hương hoa khác nhau.
Dù trời mưa hay nắng, lòng vui hay buồn cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng mời bằng 2 tay. Uống trà cũng là cách ứng xử của văn hoá, uống từng ngụm nhiỏ để thưởng thức hết hương vị ngọt ngào của trà và cảm nhận hơi ấm cũa chén trà, uống để đáp lại lòng mến khách, uống để mở đầu câu chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện nhân tình thế thái...và uống để cảm nhận hương vị của đất trời trong chén trà. Mời trà và cùng nhau dùng trà là một biểu hiện nét thanh cao, tình tri âm tri kỷ, thể hiện lòng mong muốn hoà hợp để xoá đi những đố kỵ, hiềm khích, hận thù trong văn hoá ứng xử. Qua cách uống trà của mỗi người cũng nói lên mức độ tình cảm và trình độ học vấn của người đối thoại, đồng thời có thề xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà.
Phương ngôn có lưu truyền những câu về việc uống trà:"Trà dư, tửu lậu", "Rượu ngâm nga, trà liền tay, "trà tam tửu tứ...Uống trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, suy ngẫm, tĩnh tâm để mưu cầu điều thiện và tránh điều ác. Do đó, cần có sự tiết độ trong việc uống trà: không uống nhiều, không uống đặd và không uống liên tục suốt ngày...để thể hiện tính giao hoà vời thiên nhiên, hợp lý về thời gian, không gian, môi trường và con người. Ca dao có câu:
"Làm trai biết đánh tổ tôm
Uốg chè Liên tử, ngâm nôm Thuý Kiều"
Trà ngon cũng như bạn hiền, may mắn mới có được chứ không phải cầu là có. Thật vậy, do thời tiết, mưa nắng mạnh yếu và trình độ sàn xuất, chế biến...là những yếu tố quyết định đến chất lượng trà thành phẩm. Vào mùa hè nóng bức, người nông dân đi làm đồng về có được bat trà xanh pha chút đường để uống là quý nhất. tuy nhiên, uống trà không đúng cách sẽ làm mất vị ngon của trà và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Để bảo quản, trà phải được cất giữ nơi khô ráo và thoángmát, hạn chế tối thiểu ánh sáng để không làm suy suyễn hương vị của trà. Muốn uống được tách trà ngon cần phải đun đúng nước đúng lửa. Nước tinh khiết, không có bất kỳ mùi lạ nào, không co nhiều muối khoáng; thường người ta dùng nước mưa. Nước cần phải đun thật sôi trước khi đem pha trà và đổ bớt chút nước qua vòi ấm đun nước để tránh mùi khói vướng lại đầu vòi ấm lúc đu. Bình pha trà được tráng qua một lần bằng nước sôi. cho trà vào bình và rót nước sôi vào vừa ngập trà rồi đổ bỏ, gọi là rửa trà. Sau đó, cho nước sôi vào bình để hãm trà cho đến lúc vừa khẩu vị rồi đem mời khách.
Một chuyên gia nước ngoài có nhận xét về nền kinh tế nông nghiệp của nước ta rằng:"Ở Việ Nam, ngoài lúa gạo và cà phê, chẳng có sản phẩm nào có lợi thết hơn trà khô. thật vậy trà Việt Nam đã thâm nhập thị trường của khoảng hơn 45 quốc gia, đưa nước ta trở thành một trong 10 nước xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Diện tích trồng trà cả nước có khoảng 90 hecta, với sản lượng gần 330.000 tấn mỗi năm. Ở Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, cây trà đã được trồng từ những năm 1930 và cho đến nay có nhiều công ty chế biến trà có danh tiếng ở vùng đất này như: Tâm Châu, Trâm Anh Bảo Duy...
Nông Nghiệp chủ yếu của Bảo Lộc là cây trà. Những người nông dân nơi đây là những người di cư từ miền Trung và miền Bắc vào những năm trước và giữa thế kỷ 20. Họ lập nên những vườn trà từ bao đời nay với những loại giống trà gốc Bắc. Ngày nay, trà bảo Lộc rất đ dạng với nhiều loại giống mới
Hiện nay, tại trung tâm thành phố Bảo Lộc, có rất nhiều hiệu trà danh tiếng , trong đó danh trà Trâm Anh ở số 807 Trần Phú, cũng là quốc Lộ 20, thanh phố Bảo Lộc là một trong những hiệu trà nổi tiếng, có kinh nghiệm trồng và chế biến trà qua ba thế hệ. Trà Trâm Anh đã tạo được uy tín đối với du khách trong và ngoài nước. Sản phẩm trà của thương hiệu này là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hàng đầu Bảo Lộc với nhiều hương vị trà phong phú. Đây là một điểm dừng chân lý tưởng của tuyến du lịch Đà Lạt, du khách đến đây sẽ được thưởng thức trà và cafe miễn phí, nhưng giá sản phẩm phục vụ không thay đổi.
Công Dụng của Trà:
Uống trà là thú vui tao nhã từ xưa đến nay. Trà không những là lạoi nước giải khát rất tốt, mà còn có thể chữa được một số căn bệnh và là một loại mỹ phầm tự nhiên giúp bảo vệ làn da, mái tóc cho con người.
Trà đặc có tác dụng giải độc hơi than, uống nhầm kim loại, chất kiềm độc hại, thuỷ ngân, rượu...nhờ chất cacid tanic trong trà làm lắng đọng và thải trừ kim loại, làm trì hoãn sự hấp thu chất độc của cơ thể. Khi thời tiết hanh hao, da của nhiều người hay bị nứt nẻ đến rơm máu, bị sung đau do chấn thương bằng cách dùng búp chè tươi giã nát rồi đắp vào chỗ vết thương băng lại; vết nứt sẽ lành nhanh chóng. Trà giúp chữa các vết thương lở loét ở trẻ em và chống ngứa bằng cách lấy nước đặc còn ấm của nước trà tươi rửa vết thương.
Trà xanh được biết đến như một loại "mỹ phẩm" tuyệt vời dùng để làm đẹp có hiệu quả và rẻ tiền như dưỡng da, làm đẹp tóc, chống thâm quần mắt, giảm nhăn da, chống nắng, gội đầu chống bị ngứa...Trà ủ trong nước khoáng có pha chút đường, mật ong hoặc bột gạo và lòng đỏ trứng gà dùng để thoa lên mặt sẽ giúp làn da sáng mịn. Vào mùa hè, dùng nước trà thoa đều lên phần da hở trên cơ thể trước khi ra nắng để tránh da bị gây xạm do ánh nắng mặt trời. Nước trà đặc để nguội thoa vào chổ thâm quần sẽ làm dịu bớt màu thâm đen sau một đêm mất ngủ, hoặc có thể dùng trà túi đặp trực tiếp. Nước trà pha với rượu và dầu thực vật thoa lên da đầu giúp chân tóc khoẻ, mượt tóc, sạch gầu.
Trà có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, kích thích thần kinh được tỉnh táo, giãn nở khí quản giúp hô hấp dễ dàng, chống ung thư, viêm gan, viêm thận, hạ cholesterol trong máu, chống béo phì, chống lão hoá, cung cấp vô số vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ ...Trà không những là thứ nước giải khát khá tốt, mà còn chống được tác dụng của Strontium 90 là chất gây phòng xạ nguy hiểm nhất trong các vụ nổ bom nguyên tử có thể làm ung thư máu và các dạng ung thư khác.
Uống trà cũng cần được quan tâm đúng cách. Không nên uống trà quá nóng, vì chén trà nóng trên 65o sẽ làm tổn thương vách trong của dạ dày dẫn đến bị đau hoặc loét. Không uống trà hoặc các loại thuốc có nhiều thành phần trà trà khi đói bụng, do chất chát trong trà đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ dẫn đến triệu chứng cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt hay hoa mắt rất khó chịu. Không uống trà trước hoặc sau khi ăn no; trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua này làm mất cảm giác ngon miệng, các chất có trong trà có thể tạo ra phản ứng kết tủa với sắt trong thực phẩm và lượng sắc quý giá này coi như bị mất . Không uống nước trà qua đêm, do các loài vi sinh vật hoặc nấm mốc xuất hiện khi trà để lâu.
DƯỢC TÍNH TRÀ XANH
Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim
Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.
Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3 - 4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Không uống trà.
- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).
Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.
Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.
Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...
Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng
Trà xanh rất được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.
Trà có thể giúp xương thêm chắc
Trà ô long là đồ uống được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu mới của Đài Loan cho thấy, những người uống trà lâu ngày thường có bộ xương khỏe hơn. Điều này đúng với những người uống trung bình 2 chén trà/ngày trong vòng ít nhất 6 năm, bất kể đó là trà xanh, đen hay trà ô long.
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 1.000 nam và nữ tuổi 30 và lớn hơn. Một nửa trong số này có thói quen uống trà thường xuyên trong vòng ít nhất 1 năm. Phần lớn đều dùng trà xanh hay trà ô long không pha thêm sữa.
Kết quả cho thấy, mật độ xương hông tăng 6,2% ở những người dùng trà đều đặn trong hơn 10 năm và tăng 2,3% ở những người dùng trà trong hơn 5 năm so với những người không dùng đồ uống này. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người uống trà 1-5 năm so với những người không uống trà. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng củng cố xương của trà có được là nhờ 2 thành phần fluor và flavonoid. Cả 3 loại trà (đen, xanh, ô long) đều được chế biến từ một loại cây, nhưng trải qua các công đoạn xử lý khác nhau.
Gãy xương do loãng xương và giảm nồng độ xương đang trở thành vấn đề toàn cầu do số lượng người già ngày càng tăng. Một số tính toán cho rằng gần 1/2 dân số Mỹ tuổi từ 50 trở lên bị chứng bệnh này.
Khẳng Định Thêm Tác Dụng Chống Ung Thư của Trà Xanh
08 – 07 – 2003 - ROCHESTER (Reuters) - Trích thuật tin của BBC, thông tấn xã Reuters cho hay trong thế giới thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, trà xanh đặc biệt có uy tín do chứa nhiều chất chống oxy hóạ Mới đây, các nhà khoa học Anh còn khám phá thêm 2 chất khác trong loại thảo dược này có thể ức chế hoạt động của một phân tử đóng vai trò kích thích sự phát triển ung thự.
Phân tử đó được gọi là cảm thụ thể aryl hydrocarbon (AH) đóng vai trò kích hoạt gene. Khi bị khói thuốc lá và các chất chứa dioxin gây rối loạn chức năng, cảm thụ thể AH sẽ buộc các gene hoạt động theo hướng có hại cho con người.
Hai chất hóa học đặc biệt mới được tìm thấy trong trà xanh có khả năng vô hiệu hóa các cảm thụ thể AH khi nó bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, giáo sư Thomas Gasiewicz thuộc Đại học Tổng hợp Rochester nhận định. Những chất này giống như flavonoid - hợp chất ngừa ung thư có trong một số thực phẩm như súp lơ xanh, bắp cải, quả nho, rượu vang đỏ... Trong các thử nghiệm trên chuột, 2 chất này đã ức chế hiệu quả các cảm thụ thể AH của tế bào ung thư.
Giáo sư Gasiewicz nhận định: "Tế bào người cũng có thể nhận được tác dụng tương tự", song cần tiến hành nghiên cứu thêm, do đến nay y học vẫn chưa xác định được cơ chế hoạt động của phân tử trà xanh trong cơ thể ngườị Hơn nữa, có rất nhiều giống trà xanh trong thực tế và mỗi loại lại mang đặc tính riêng.
Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp
Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khoẻ
Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm khớp. Đó là những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học. Trà xanh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc 5.000 năm trước và vẫn được coi là một loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Chúng có thể ngăn chặn các căn bệnh về động mạch, đột quỵ và thậm chí là một số căn bệnh ung thư khác nhau.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield đã phát hiện thêm 2 hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn chặn căn bệnh viêm khớp xương mãn tính. Đó là EGCG (epigallocatchin gallate) và ECG (epicatechin gallate). Chúng giúp phong toả các enzyme phá huỷ sụn trong khớp. Tiến sỹ David Buttle, thuộc ĐH Sheffield, nói rằng các thử nghiệm ban đầu đã cho thấy những lợi ích rõ ràng của trà xanh.
Trà xanh có thể được dùng như những phương pháp phòng ngừa bệnh tật. Tiến sỹ Buttle nói: ''Nếu bạn đã bị mắc chứng viêm khớp, thì trà xanh cũng chẳng giải quyêt được vấn đề gì ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu như bạn đã uống trà xanh trong khoảng thời gian hàng chục năm, thì cuối cùng bạn mới thấy hết được giá trị của nó''.
Thành phần EGCG cho thấy rõ ràng hơn những tác dụng chống lại căn bệnh viêm khớp. Tiến sĩ Buttle khẳng định: ''Chúng tôi đã thấy được tác dụng bảo vệ sụn của EGCG. Bên cạnh đó, EGCG cũng có thể làm giảm sự sưng tấy và đau đớn của vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần thêm những nghiên cứu sâu hơn và có thêm các thử nghiệm trên con người''.
Trà xanh có thể ngăn chặn ung thư
Uống trà có lợi cho sức khoẻ
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH Rochester, Anh, tiến hành, khả năng chống ung thư của trà xanh thậm chí còn mạnh và đa dạng hơn so với người ta vẫn nghĩ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 2 hoá chất trong trà xanh phong toả hoạt động của một phân tử then chốt mang tên thụ thể aryl hydrocarbon (AH). Thụ thể này có vai trò quan trong trong tiến trình phát triển của ung thư.
Hai hoá chất trên giống hợp chất flavonoid, tồn tại trong súp lơ xanh, cải bắp, nho, vang đỏ. Tất cả các loại rau củ này đều có tác dụng chống ung thư. Trong phòng thí nghiệm, chúng phong toả thụ thể AH ở tế bào ung thư của chuột. Thử nghiệm sơ bộ trên tế bào của người cũng cho kết quả tương tự.
Giáo sư Thomas Gasiewicz cho biết: ''Trà xanh có thể hoạt động khác hơn chúng ta vẫn nghĩ. Các hợp chất trong đó kích hoạt thông qua nhiều con đường khác nhau''. Nghiên cứu còn cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ thấp khớp cũng như mức cholesterol.
Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá
Trà có lợi cho xương và hệ tim mạch
Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG - một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác - ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.
Một nghiên cứu của Trung tâm Beltsville (Mỹ) cũng cho thấy, việc uống trà xanh giúp giảm 10% lượng mỡ trong máu.
TRÀ NHẬT BẢN
Đã lỡ " tản mạn" chuyện trà mà lơ là " sự cố" trà đạo của xứ Phù Tang có lẽ là thiếu sót khó được chấp nhận!
Như có nhắc sơ trong mấy mục về trà đã đăng ở trang trước, trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc.
Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể " Zen" mà ngày nay chúng ta thường biết đến là " Trà Đạo" của người Nhật!
Trong trà còn có các nguyên tố hoạt động như cafein (cafein là chất có trong hạt cà phê và trà...dùng làm thuốc lá), các phenol, Vitamin các loại muối khoáng, protein, aminoacid, glucid và một số chất hữu cơ khác...Tỉ lệ cafein trong trà chiếm khoảng 2% đến 4% (trong cafe có khoảng từ 5% - 10%) Daphenol là những hoá chất có chức năng như rượu có tỉ lệ khoảng 25% Vitamin C, chỉ có trong trà xanh. Các Đa phenol lại làm cho cafein trong trà ít nghuy hiểm hơn trong cafe. Tuynhiên, với tỉ lệ nhỏ cafein làm cho trà trở thành chất kích thích thần kinh có lợi cho các hoạt động cơ bắp và trí tuệ.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin về tác dụng phong phú của trà được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Du khách muốn áp dụng cần liên hệ, tư vấn từ các nhà chuyên môn như dược sĩ, bác sĩ hay các chuyên viên thẩm mỹ...để được hướng dẫn cách sử dụng thích hợp
Quý Công Ty Du Lịch và Du Khách nếu cần những Hướng Dẫn Viên "thổ địa" tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam (Từ Nha Trang - Đà Lạt đến Miền Tây sông nước) vui lòng liên hệ: Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin về tác dụng phong phú của trà được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Du khách muốn áp dụng cần liên hệ, tư vấn từ các nhà chuyên môn như dược sĩ, bác sĩ hay các chuyên viên thẩm mỹ...để được hướng dẫn cách sử dụng thích hợp
Tiến Đạt - Chủ Nhiệm CLB Cung Cấp - Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch Nội Địa Đồng Hành Việt
M: 0903976833
YM:tiendatdongphuong,tourguidegroup_donghanhviet
Email: tourguidegroupdonghanhviet@gmail.com
Web Blog: www.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com